Montag, 4. Februar 2013

SAOLÊ: MỘT CÚ ĐỔI ĐỜI






Tuổi trẻ tài cao qúa nhiệt thành 

Truy lùng diệt Đạo Chúa xung quanh 

Lập công ném đá "Ai Theo Chúa" 

Bắt trói giết người "Quyết Đóng Đanh" 

Phóng ngựa trên đường "Đang mắt sáng" 

Văng nhào xuống đất "bỗng mù nhanh" 

Phao lô Chúa "gọi" từ hôm ấy 

Trở lại theo Ngài mãi sáng danh.



Thanh Sơn 27.06.2012



ĐÔI DÒNG MỌN VỀ THÁNH PHAO LÔ


Thánh Phaolô sinh khoảng năm 5 tại Tácxô, Tiểu Á, ngày nay là thành phố ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thời bấy giờ nhiều người ở đây đã trở nên công dân của Đế quốc Rôma. 

Khi còn nhỏ, Sao-lê học kinh doanh, cha là người buôn vải. Nhưng Sao-lê lại có tài lãnh đạo. Hơn 10 tuổi, Saolê đến Jerusalem học với thầy Gamaliel. Trong đền thờ chật người, lần đầu Sao-lê nghe nói đến Đức Kitô rao giảng ở Galilê. Dù chưa hề gặp Chúa Giêsu, “tiếng gọi” kia vẫn làm Sao-lê chú ý. 

Sao-lê đã tìm và bách hại Giáo Hội sơ khai bằng cách hành hạ các tín hữu cho đến chết, trói và tống ngục cả đàn ông lẫn phụ nữ. 

Người đầu tiên bị Phaolô nhúng tay vào là Thánh Stêphanô, bị ném đá đến chết trước mặt người Pharisiêu. (Cv 7,55-60) 


SAO-LÊ NGÃ NGỰA VÀ CUỘC ĐỔI ĐỜI


Từ Jerusalem đến Damascus trên đường đi bắt đạo Chúa Giêsu Kitô, Saolê bị ngã ngựa vì một thị kiến đặc biệt. Một luồng ánh sáng bao phủ và tiếng Chúa Giêsu gọi: “Saolê! Sao-lê! Tại sao anh tìm bắt tôi?”. Bị mù vì thị kiến, Saolô phải có người dẫn vào thành phố (tên là phố Thẳng) . (Cv. 9,1-9) 

Chúa lại sai Kha-na-ni-a từ thành phố Đa-mát đến chữa và rửa tội cho Sao Lô Chưa đầy 3 ngày, thanh niên này bình phục và trở nên một thụ tạo mới - một người được tuyển chọn của Thiên Chúa.(Cv.9,10-19) 

Vô tri bất mộ. Nhưng rồi Phaolô đã nhận là mình được Thiên Chúa thương đặc biệt. Phaolô đã tin tưởng, kiên trì, tự nhận mình yếu đuối, và ơn tha thứ tuôn đổ trên ông. 

Như vậy, Chúa đã thay đổi hoàn toàn tâm hồn của Phao lô để trở thành một nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử Kitô giáo. 

Chàng đã bỏ tên Do Thái là Sao-lô để thay tên Latinh là Phaolô và từ đó trở về sau chàng tự xưng mình là Tông Đồ của Đức Kitô, và bắt đầu tuyên xưng danh Đức Kitô và rao giảng tin mừng của Ngài 

Sau này với tư cách là Tông đồ của dân ngoại, Phao-lô được sai đi truyền giáo ở Địa Trung Hải.

Hành trình tông đồ của Thánh Phaolô đã đưa ngài tới những miền đất lạ, rảo bước khắp Tiểu Á, đến đảo Cyprus để “thả lưới”, vượt sang Âu châu để rửa tội cho những người ở Macedonia. Có thể nói, Ngài đến đâu cũng dễ được chấp nhận như một người Do Thái. Chỉ khi đến với dân ngoại, Thánh Phaolô mới gặp sự tức giận của người Do Thái. Các tư tế cho rằng nam giới phải chịu cắt bì mới được cứu độ, vì luật đã ghi như vậy. Nhưng với tư cách một nhà truyền giáo, Thánh Phaolô yêu cầu mỗi Kitô hữu nên bỏ luật Môisê, nếu không Kitô giáo không bao giờ là tôn giáo của mọi người, mà vẫn chỉ là sự thay đổi của Do Thái giáo. Đức tin mới là vấn đề chứ không phải lề luật theo nghĩa hạn hẹp của nó. Từ đó Công giáo cang ngày càng phát triển . 

Những thư từ, Phaolô đã có hệ tư tưởng thần học mà cho đến nay vẫn là nền tảng của việc giáo huấn Kitô giáo.

Các tác giả viết sách Kitô giáo cho biết Thánh Phaolô đến tận Tây Ban Nha và Á châu. Đó là thời gian chống Kitô giáo dữ dội. Khoảng năm 60-65, Thánh Phaolô bị bắt lần nữa và bị giải về Rôma. 

Tương truyền chính vua Nero, người chống Kitô giáo kịch liệt, đã ngồi ghế thẩm phán kết án Thánh Phaolô bị xử trảm tại Hang Toại đạo (Khuynh Diệp) gần Rôma. Trong sách ghi rằng thủ cấp của Thánh Phaolô rơi xuống và nảy lên 3 lần trên đất tạo thành 3 giếng nước. 

Cách đó khoảng 2 dặm là Đại Thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành được xây dựng chỉ sau khi ngài tử đạo một thời gian ngắn 

(Tôi đã đến đây 2 lần kính viếng, và thấy dòng suối vẫn róc rách chảy từ 20 thế kỷ nay giống như niềm tin của các thế hệ đi trước vẫn vang vọng mãi.)

Thanh Sơn 27.06.2012

0 nhận xét:

Kommentar veröffentlichen

Follow me!

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Lady Gaga, Salman Khan